6 kiến thức bạn cần nắm vững trước khi chạy quảng cáo trên facebook

Về bản chất, Facebook ads là một công cụ giúp bạn truyền thông điệp của mình đến những khách hàng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, việc thông điệp này có phát huy tác dụng không hay có đến với những khách hàng mà bạn mong muốn hay không lại còn tuỳ thuộc vào bạn.

Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về ads trước khi quyết định bỏ tiền ra để chạy. Các kiến thức dưới đây tuy chưa hỗ trợ bạn chạy ad nhưng nó có thể hỗ trợ bạn dài hạn trên con đường kinh doanh của mình.

1. USP (Unique Selling Point) của bạn là gì ?

Hiểu một các đơn giản là so với các đối thủ cạnh tranh bạn có gì nổi bật. Sản phẩm của bạn hơn đối thủ ở điểm nào, nếu sản phẩm của bạn không hề đặc biệt thì hãy xem dịch vụ của bạn ra sao, bạn tiếp cận và chăm sóc khách hàng của mình như thế nào.

Nhiều bạn thường than rằng không có đơn khi chạy ads. Tuy nhiên đã bao giờ bạn thử tự so sánh sản phẩm và dịch vụ của mình với đối thủ chưa. Sản phẩm đã không có gì nổi bật hơn đối thủ mà đắt hơn thì liệu bạn đang mong chờ điều gì ở khách hàng ?

Lợi thế của bạn trước những người khác là gì ? hãy liệu kê toàn bộ ra. Thiết kế độc lạ, bắt kịp với xu hướng hay bạn gần gũi và giữ được liên lạc đến khách hàng của mình, có thể hỗ trợ họ mọi lúc mọi nơi.

Sự thật hiện nay chạy ads rất dễ bạn chỉ cần tốn từ 1-2 triệu đồng chạy thử là có thể hiểu rõ về ad vì vậy hãy tập trung vào sản phẩm cảu mình. Tốt nhất hãy nhấn mạnh vào USP của mình.

Bất cứ khi khách hàng của bạn là ai, bạn đều có đối thủ. Nếu bạn không thể hơn họ, hãy chí ít bằng họ.

2. Vai trò của ad content

Ad content là toàn bộ những gì bạn có thể thấy khi chạy ad, bài viết, tiêu đề, hình ảnh, video, đường link.

Hằng ngày, người dùng thường tiếp cận rất nhiều thông tin, họ thường có thói quen lướt facebook rất nhanh. Thậm chí đối với những ad content không đặc sắc các khách hàng của bạn sẽ lướt qua, thậm chí còn chưa kịp xem gì.

Chẳng hạn ở quảng cáo của Edumall vì họ đầu tư về hình ảnh khá chất lượng, khi bấm vào landing page họ cũng làm khá đẹp. Những yếu tố về mặt thẩm mỹ phát huy hiệu quả khá tốt, nó quyết định trực tiếp đến hành vi mua hàng

Hay quảng cáo của đồng hồ Hải Triều rất hay “bắt trend” hoặc viết những nội dung giúp người đọc “giải trí”. Doanh nghiệp này có nhiều video với ads khá sáng tạo tác động rất tích cực tới khách hàng khi lướt newfeeds, vừa quảng cáo vừa giúp khách hàng giải trí chứ không phải nhồi nhét sản phẩm như phần lớn người khác đang làm.

Trên đây là 2 ví dụ về ad content tốt, mình cũng từng là khách hàng của họ thông qua Facebook Ads nên mình lấy ví dụ luôn cho bạn hiểu về tầm quan trọng của việc chăm chút nội dung chạy ads.

3. Khách hàng bạn đang nhắm tới là ai ?

Để chạy được quảng cáo Facebook, bạn phải biết xác định được khách hàng bạn đang nhắm tới là ai ? Có 3 nhóm khách hàng chính mà bạn nên biết :

  • Cold traffic : Là nhóm khách hàng “lạnh”. Những người này chưa biết đến bạn là ai. Chạy quảng cáo tới những người này thì tỉ lệ bạn bán được hàng rất thấp. Sản phẩm phải cực nổi bật, nội dung quảng cáo phải thật hay thì mới có khả năng có kết quả tốt.
  • Warm traffic : Là nhóm khách hàng “ấm”. Những người này đã từng tương tác với bạn trong quá khứ, chẳng hạn đã vào website đọc bài viết của bạn, đã like fanpage của bạn, đã tham gia event mà bạn tạo trên Facebook, đã sử dụng ứng dụng của bạn, đã từng điền tên & email vào form thu thập email của bạn,…Với nhóm khách hàng này thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
  • Hot traffic : Là nhóm khách hàng “nóng”. Là những người đã từng mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt  thì “‘hot traffic” sẽ là những khách hàng tiềm năng nhất trong 3 loại khách hàng trên. Vì họ đã sử dụng qua sản phẩm/dịch vụ của bạn 1 lần. Nếu có trải nghiệm tốt, họ chắc chắn sẽ chi tiền thêm lần 2,3…n

Vì vậy chiến lược tiếp cận khách hàng tốt nhất mà bạn có thể áp dụng đó là : Mang lại giá trị cho Cold Traffic, target bán hàng đến warm traffic, chăm sóc để upsell (bán các sản phẩm liên quan) đối với hot traffic.

Có nghĩa đối với Cold Traffic, bạn phải tiếp cận họ với danh nghĩa “tôi không phải là người bán hàng”, mà là mang đến cho họ 1 thứ gì đó hữu ích hoặc có giá trị, hoặc giải trí, học tập. Từ việc này, bạn có thể chuyển đổi họ thành Warm Traffic, lúc này bạn mới bắt đầu bán hàng.

Mình thấy quảng cáo ở nước ngoài áp dụng điều này khá thường xuyên mà ở Việt Nam thấy rất ít áp dụng, 1 số ví dụ :

  • Bán sản phẩm giảm cân họ sẽ tạo trước 1 quảng cáo tặng 1 ebook hướng dẫn giảm cân trong x ngày
  • Bán khóa học online họ sẽ cho học thử, hoặc tặng 1 cái gì đó qua email
  • Bán sản phẩm vật lý họ sẽ tặng mã giảm giá,…

Như quảng cáo dưới đây, Campaign Monitor (Một nhà cung cấp dịch vụ email marketing) sẽ cho người dùng những hướng dẫn về email marketing thông qua email trước tiên, chứ không hề quảng bá sản phẩm của họ ở đây.

Ví dụ khác, PillowProfit (App shopify bán giày, túi, gối ôm,…) thay vì quảng cáo trực tiếp ứng dụng của họ, thì họ lại tặng 1 khóa training miễn phí. Khóa training này họ sẽ hướng dẫn khách hàng làm sao để bán hàng sử dụng app của họ :

Hoặc Alphabook chạy ad cho Minigame nhằm tăng tương tác với khách hàng & nhận diện thương hiệu :

4. Facebook Ads Manager là gì ?

Facebook Ads Manager là khu vực quản lý quảng cáo cơ bản mà bất cứ ai trong số chúng ta đều phải viết vào khu vực này để tạo, quản lý quảng cáo và xem báo cáo quảng cáo có tốt hay không ? Ngoài Ads Manager thì sẽ có 1 khu vực quản lý quảng cáo nâng cao khác đó là “Power Editor”, nhưng tạm thời mình sẽ chưa đem nó vào bài này.

Để truy cập Ads Manager, bạn vào Menu của Business Manager => Ads Manager

 

Giao diện của Ads Manager sẽ như sau :

Ở trong Ads Manager bạn sẽ có thể thao tác tạo, quản lý quảng cáo cũng như xem các kết quả mà ads mang lại như số lượng tiếp cận, số tiền chi tiêu, lượng tương tác, chuyển đổi,….

Nếu như bạn là người mới thì Ads Manager chính là công cụ mà bạn sẽ tiếp cận để làm quen với Facebook Ads đầu tiên. Để tạo 1 chiến dịch ads, chỉ cần đơn giản vào Ads Manager chọn Create Campaign, sau đó theo các bước mà Facebook đưa ra để thiết lập chiến dịch là xong.

Khi bạn không muốn quảng cáo chạy nữa thì bạn cũng có thể vào Ads Manager để tắt ads đó. Trước mỗi tên chiến dịch đều có nút Bật/Tắt ads  (Như ảnh dưới). Hoặc bạn muốn chỉnh sửa ngân sách, chỉnh sửa các thiết lập đã tạo cũng sẽ vào lại khu vực này.

5. Ba cấp độ quảng cáo : Campaign – Ad Set – Ad

Facebook có 3 cấp độ của 1 chiến dịch quảng cáo, đó là Campaign, Ad Set và Ad. Cụ thể hơn khi bạn mới bắt đầu tạo quảng cáo thì bạn sẽ tạo Campaign, trong Campaign bạn sẽ tạo Ad Set và trong Ad Set bạn sẽ tạo Ad.

(Tốt nhất bạn hãy bật Ads Manager ra, bấm Create Campaign để hiểu rõ hơn những gì mình đề cập)

Bạn cũng có thể tạo Ad Set mới trong 1 Aampaign sẵn có hoặc tạo Ad mới trong 1 Ad Set sẵn có. Giờ mình sẽ giải thích về 3 cấp độ này cụ thể hơn.

Campaign

Là chiến dịch, nó sẽ chứa các Ad Set và ad ở trong. Khi bạn tạo campaign, bạn sẽ chọn mục tiêu tiếp thị của bạn (Marketing Object). Chẳng hạn mục đích bạn chạy ads của bạn là tăng lượt truy cập vào website, thì bạn chọn traffic. Hoặc mục đích của bạn là tăng lượng cài đặt ứng dụng thì bạn chọn App Install,…

Ad Set

Nằm trong campaign, mỗi campaign có thể tạo nhiều ad set khác nhau để test xem Ad Set nào mang lại hiệu quả nhất. Nếu như ở campaign, bạn chỉ chọn được Marketing Object thì Ad set sẽ là nơi bạn thiết lập nhiều thứ hơn, cụ thể như :

  • Audience : Chọn tệp khách hàng bạn muốn quảng cáo hiển thị. Chẳng hạn bạn muốn chạy ads đến tệp Custom Audience những người đã từng vào website của bạn, hoặc audience của bạn có thể là những người đã like Fanpage của bạn, target theo dữ liệu có sẵn của Facebook, vị trí địa lý, độ tuổi,….
  • Placements : Bạn có thể tùy biến vị trí quảng cáo hiển thị : Trên desktop hay chỉ trên mobile, có cho chạy trên instagram hay không, có cho hiển thị ở instant article hay không,….
  • Budget & Schedule : Thiết lập ngân sách và lên lịch quảng cáo của bạn. Bạn có thể cho nó chạy ngay hoặc hẹn giờ cho nó chạy.
  • ….Tùy vào Marketing Object của bạn là gì sẽ có những thiết lập khác đặc thù.
Ad

Là quảng cáo của bạn, nó sẽ nằm trong Ad Set. Đây sẽ là nơi bạn sáng tạo Ad content (Đọc lại mục 2 về ad content). Có nghĩa ở đây bạn sẽ viết nội dung ads, sử dụng hình ảnh nào, chọn fanpage nào để chạy, đặt link gì, video gì,….

Tương tự thì trong 1 ad set, bạn có thể tạo nhiều ads khác nhau để xem ad nào hiệu quả nhất (A/B testing). Tuy nhiên mình toàn A/B tesing với Ad Set là đủ. Có nghĩa với hầu hết những chiến dịch của mình thì trong 1 Ad Set mình chỉ để 1 Ad duy nhất. Nếu bạn là người mới cũng nên làm như vậy cho dễ quản lý.

6. Marketing Object là gì ?

Khi bạn bắt đầu tạo bất cứ chiến dịch quảng cáo nào trên Facebook, điều đầu tiên Facebook hỏi bạn đó là “What is your marketing object” (Mục tiêu tiếp thị của bạn là gì ?)

3 nhóm mục tiêu chính mà Facebook đưa ra là :

  • Awareness : Nhận thức
  • Consideration : Cân nhắc
  • Conversion : Chuyển đổi

Ở trong 3 nhóm này sẽ có rất nhiều mục tiêu nhỏ khác nhau, nói chung là đủ thể loại như hình trên như : Nhận diện thương hiệu, tăng traffic, tăng tương tác, tăng cài đặt app, tăng lượt xem video, tăng chuyển đổi,….

Mục đích mà Facebook đưa ra chọn lựa này đầu tiên khi bạn bắt đầu tạo 1 chiến dịch đó là giúp quảng cáo bạn tiếp cận với đúng khách hàng hơn và tối ưu quảng cáo của bạn hiệu quả hơn.

Mỗi mục đích sẽ có những đặc thù riêng, vì vậy Facebook sẽ có những thiết lập khác nhau khi bạn chọn Marketing Object khác nhau, chẳng hạn khi mình chọn Marketing Object là Engagement thì khi thiết lập Ad Set, bạn chỉ cần thiết lập Audience, Placements, Budget & Schedule.

Nhưng khi mình chọn Marketing Object là Traffic thì ngoài 3 mục trên, còn có 2 mục khác cần thiết lập ở Ad Set : Traffic và Offer

Tất nhiên ai chạy ads cũng rõ được mục đích của bản thân và trả lời được câu hỏi : “Mình chạy ads làm mục đích gì”. Vì vậy bạn cứ chọn Marketing Object theo mục đích của bạn để bắt đầu.

7. Kết luận.

Mình sẽ đi vào hướng dẫn tạo 1 số quảng cáo thông dụng & tối ưu nó, tuy nhiên bạn cần vượt qua bài này, đó là phải hiểu được hết những vấn đề cơ bản trên bạn mới có thể sử dụng tốt Facebook Ads.

Sau bài này, bạn cần phải tìm ra được USP của thứ mà bạn đang chuẩn bị tiếp thị trên Facebook, nếu sản phẩm bạn không có thế mạnh gì thì rất khó để có thể bán dẫn đến việc tốn tiền chạy ads.

Tiếp theo bạn phải hiểu rõ tầm quan trọng của nội dung ads : Ảnh đẹp, video tốt + viết hay luôn thu hút được khách hàng. Nếu bạn có kết quả chạy ads không tốt trước đó, hãy đầu tư lại ad content, bạn sẽ thấy kết quả thay đổi rõ rệt. Nói chung Facebook nó chỉ là 1 công cụ giúp bạn tiếp cận thông điệp tới người dùng, bạn phải linh động tùy biến thông điệp đó như thế nào để có kết quả cao.

Bạn cần biết khách hàng mà bạn đang tiếp cận là ai, tập trung xây dựng mối quan hệ khách hàng để có được “warm traffic” chứ không phải lao đầu vào chạy ads bán hàng với cold traffic. Hãy hiểu rõ mục đích của người dùng lên Facebook là để giải trí chứ không phải là để mua hàng.

Ngoài ra, bạn hãy vào Ads Manager để vọc 1 chút, bấm vào tạo chiến dịch và xem qua giao diện, biết rõ vị trí thiết lập các cấp độ quảng cáo Campaign – Ad Set – Ad và biết được mục đich quảng cáo của mình (Marketing Object) là gì.

Theo: http://blog.printub.com/chua-duoc-phan-loai-vi/6-kien-thuc-ban-can-nam-vung-truoc-khi-chay-quang-cao-tren-facebook.html

Nguồn: Thế Khương/ kiemtiencenter.com

Leave a comment